Biện pháp tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch

Các nghiên cứu cho thấy người có sức đề kháng suy yếu khi bị nhiễm Covid-19 thường có diễn biến nặng và nguy kịch hơn

  • Tăng cường sức đề kháng là “vũ khí” mạnh mẽ nhất giúp cơ thể phòng tránh bệnh tật, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch như hiện nay
  • Sức đề kháng được xem là lá chắn bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các loại vi khuẩn, vi rút gây hại, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Nếu sức đề kháng kém thì cơ thể sẽ dễ dàng mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm.
  • Đối với chúng ta và đặc biệt là với trẻ em, hệ thống miễn dịch và sức đề kháng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trước hết, sức đề kháng bảo vệ các bé khỏi bệnh tật, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm, từ đó giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Bên cạnh đó, nếu trẻ thường mắc bệnh cảm vặt, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một “ngân hàng” kháng thể, giúp chống lại các bệnh này trong tương lai.
  • Ngược lại, nếu trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc hệ miễn dịch yếu thì cơ thể sẽ thường xuyên bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần. Vì vậy để giúp con luôn khỏe mạnh, cha mẹ cần giúp bé tăng cường sức đề kháng.
  • CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ:

1. Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày

*Tính theo tuổi và cân nặng:

- Dưới 1 tuổi: 150ml/kg/ngày.

- Từ 1- 5 tuổi: 100ml/kg/ngày.

- Từ 6-10 tuổi: 70ml/kg/ngày.

- Từ 11-18 tuổi : 40- 50ml/kg/ngày.

*Tính theo cân nặng:

- Dưới 10kg: 100ml/kg.

- Từ 11- 20kg: 1.000ml 50 x (số cân - 10).

- Trên 20kg: 1.500ml 20 x (số cân - 20).

2. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý

Cân bằng dinh dưỡng là cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch mà cha mẹ không thể bỏ qua. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi bệnh tật.

3. Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ

-Cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch đơn giản nhưng vô cùng quan trọng

đó là vệ sinh môi trường sống và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

-Cha mẹ cần thường xuyên nhắc nhở con rửa tay bằng nước sát khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc khi tay bẩn, không chạm tay vào mắt mũi miệng khi chưa rửa tay, súc họng bằng nước sát khuẩn. Không gian sinh hoạt cần giữ thông thoáng, sạch sẽ, mở cửa sổ vào ban ngày để đón nắng.

4. Vận động, rèn luyện thể dục thể thao tại nhà giúp bé tăng đề kháng

Trong thời gian giãn cách xã hội, các bé phải hạn chế hoặc không thể ra ngoài vui chơi và hoạt động thể chất. Tuy nhiên bố mẹ hoàn toàn có thể giúp con vận động bằng cách cùng con tập thể dục tại nhà như nhảy dây, nhảy múa theo nhạc, chạy vòng tròn,...

Thời gian giãn cách cũng là lúc gia đình có nhiều thời gian bên nhau hơn, do đó cha mẹ nên dành thời gian chơi cùng con như đọc sách, vẽ tranh và tâm sự với trẻ, giúp trẻ nhận thức tốt hơn về dịch bệnh, giảm lo âu, buồn chán, giữ tinh thần vui vẻ.

5. Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Việc thiếu ngủ khiến bé suy giảm các tế bào miễn dịch tự nhiên, dễ mắc bệnh hơn, đồng thời khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, tinh thần không tỉnh táo.

Vì vậy, thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đúng và đủ giờ chính là cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch mà cha mẹ cần lưu ý.

6. Tiêm vắc-xin đầy đủ và đúng lịch

Đối với trẻ, việc tiêm chủng là điều hết sức cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển sau này. Vắc-xin giúp cơ thể trẻ tạo ra các kháng nguyên, kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể có nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn, vi rút trong máu để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh ở lần tấn công sau. 

Để đảm bảo sức khỏe cho con, cha mẹ cần nắm rõ lịch tiêm và thực hiện tiêm phòng đầy đủ, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ trong việc tiêm chủng và chăm sóc con sau khi tiêm một cách tốt nhất.

Trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp COVID-19 đang diễn biến phức tạp, cha mẹ cần nắm rõ những cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch, giúp con bảo vệ sức khỏe và phát triển toàn diện. Vì một tương lai Việt Nam “khỏe mạnh”, hãy chăm sóc những “mầm non” từ những điều nhỏ nhất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

++